Đóng đáy bè – nghề độc đáo của người dân Cà Mau

Cà Mau là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, cuộc sống của người dân xứ mũi chất phát với nghề đóng đáy bè. Ở đây họ đón tôm cá trên sông nước chảy bằng loại lưới ống là phương thức đã có gần 300 năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long, từ khi lưu dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng tiến về phương Nam, định cư trên đất Nam bộ.

dong day be nghe doc dao cua nguoi dan ca mau

Nhưng, để thực hiện được phương thức đánh bắt này ở nơi có dòng chảy vừa sâu vừa xiết như trên sông Cửa Lớn, con người cần phải có những thế thần, không chỉ khôn ngoan chinh phục thiên nhiên, mà cần phải biết thích nghi với thiên nhiên, lợi dụng được sức gió, sức nước, nép được vào tập tính sống của các loài thuỷ tộc… Đáy bè trên sông Cửa Lớn, một loại đáy cọc không cắm vào đất, sự vững chắc chỉ trông cậy vào các dây neo, là một điển hình về sự hoà hợp bền vững giữa con người và thiên nhiên. Sự khôn ngoan này, nếu ta muốn tìm, không chỉ thấy trên sông Cửa Lớn.

dong day be nghe doc dao cua nguoi dan ca mau 1

Để dựng một dàn đáy nổi, người dân ở đây đã nghĩ ra việc dùng ghe như là phao. Và ghe được cố định theo thế thần để không bị nước cuốn đi.

dong day be nghe doc dao cua nguoi dan ca mau 2

Hệ thống dây neo để cố định dàn đáy.

dong day be nghe doc dao cua nguoi dan ca mau 3

Lưới được cột vào dàn cây này và được điều chỉnh độ căng/chùng theo con nước.

dong day be nghe doc dao cua nguoi dan ca mau 4

Đây là nghề thả đáy độc đáo chỉ có ở sông Cửa Lớn, Cà Mau.

dong day be nghe doc dao cua nguoi dan ca mau 5

Đây là nghề thả đáy độc đáo chỉ có ở sông Cửa Lớn, Cà Mau.

dong day be nghe doc dao cua nguoi dan ca mau 6

Những người phụ nữ thường là bộ phận hậu cần trong nghề đáy này.

Leave a Reply