Nét đẹp trong lễ hội Nghinh ông Sông Đốc – Cà Mau

Cà Mau với rất nhiều điểm tham quan, ăn uống lý thú và điều độc đáo ở đây nữa đó là lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc – lễ hội có sự hài hòa văn hóa giữa các dân tộc.

Nghinh Ông là lễ hội dân gian lớn nhất ở Cà Mau có nguồn gốc xa xưa của người Chăm được người Việt tiếp thu, phát triển. Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc gắn liền với tín ngưỡng và đền thờ cá Ông ở thị trấn Sông Đốc.

net dep trong le hoi nghinh ong song doc ca mau

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc được tổ chức trong ba ngày: 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch hàng năm. Trong đó ngày 15 diễn ra nghi lễ chính bắt đầu từ 14 giờ. Chủ lễ cùng ban trị sự lăng trang trọng thỉnh lư hương lên kiệu (long đình), được 8 học trò lễ khiêng và theo hầu. Những học trò lễ được chọn thường là những nữ sinh con em ngư dân ở thị trấn Sông Đốc. Các đội trống lân, cờ ngũ sắc, đội binh khí: kích, kiếm, bát xà mâu; đoàn múa mâm… ăn mặc lễ phục xếp thành hai hàng dài từ chánh điện ra tới ngoài sân. Khi diễu hành bà con trong vùng cũng nhập đoàn đi theo. Trước đó đã có hàng trăm chiếc tàu đánh cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh được trang trí cờ hoa neo đậu dưới bến sông. Cũng như nhiều nơi khác, lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc cũng là lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng, gió hoà, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt an khang. Lễ được tổ chức khá lớn, có hàng chục ngàn người trong tỉnh và vùng lân cận đến cúng viếng, tham dự lễ. Trong đó có nhiều ngư phủ của các tỉnh miền Trung và phía Nam đang khai thác cá ngoài khơi cũng nhớ ngày về dự.

Leave a Reply